Theo thơ văn cổ, Po Klong Garai sinh ngày thứ bảy nhằm ngày thứ tư của nửa tháng trăng khuyết, tháng mười một Chàm, mình mẩy đầy lác và phong cùi, nên đã được Ông Bà nuôi nấng kỹ lưỡng không hề cho chân đụng đất và lúc đầu được đặt trên là Pô Ông.

Năm bảy tuổi, Po Klong Garai giữ bò cho Vua. Bò do Po Klong Garai giữ luôn luôn lục tục phía sau các bày bò khác. Một hôm theo một đoàn người đến Ea-Ra thì có một con bò bị thất lạc.

Po Klong Garai đi tìm khắp nơi không gặp, bèn leo lên lên cây nhìn ở chân trời thì thấy con bò này đang bị cột trong một vườn trồng bông gòn đằng sau một tư dinh hết sức to lớn. Mừng quá, Pô Klong Garai tuột mau xuống đất, thân cây bị rung chuyển đã đột nhiên trở nên đỏ chói từ rễ đến ngọn, biến thành con Rồng nhìn Pô Klong Garai một cách kính cẩn.

Po Klong Garai đã nhờ người lớn tuổi dẫn đến lâu đài ấy để xin con bò lại, thì gặp ngay nhà của Thầy Cả chiêm tinh, nên không ai dám vào xin cả và chỉ im lặng chờ bên ngoài. Thầy Cả chiêm tinh thấy thế bèn cho mời tất cả vào hỏi han câu chuyện.

Những người già bèn vào quỳ lại và bẫm: “Đó là con bò của Kwơk Pang đưa cho đứa cháu giữ, thuộc đoàn chúng tôi”.

Thầy Cả chiêm tinh liền cho gọi Po Klong Garai vào, nhưng vì mình mẩy Pô Klong Garai đầy lác và phong hủi, đàn bà, trẻ con và gia nhân đều ghê sợ trốn tất cả và lật đật hoàn trả con bò lại.

Thầy Cả chiêm tinh bèn nói với vợ: “Hãy nhìn cho rõ người bị phong hủi ấy. Y có một sức mạnh hơn người, và sau này sẽ làm vua đó”. 

Nói xong, thầy Cả quay sang đứa con gái nói tiếp: “Đừng điên như vậy, sau này con sẽ làm Hoàng Hậu và nổi danh với người ấy. Phong hủi kia chỉ là bông hoa mà bề trên đã gắn vào người để che dấu vẻ đẹp cùng sức mạnh hơn người của y mà thôi. Đến ngày lành tháng tốt, một con Rồng sẽ tẩy sạch châu thân y”.

Chuyện con rồng quấn quanh, liếm mình cho Po Klong Garai

Chuyện con rồng quấn quanh, liếm mình cho Po Klong Garai
Chuyện con rồng quấn quanh, liếm mình cho Po Klong Garai

Không chăn bò cho nhà Vua nữa. Po Klong Garai đã gặp Po Pa-tih tức Poklong Chanh và kết bạn với nhau, rồi cùng đi buôn bán trầu như mọi người. Một hôm đến chỗ đá chẻ (pa-tâu ta-bal là một phiến đá vân thạch nứt làm đôi, trên có khắc nhiều văn bia, hiện còn tại Râm, Phan Rang), Pô Klong Garai bị đau nhức từ đầu đến chân, nên không thể đội đầu được nữa.

Poklong Chanh rất lấy làm lo ngại, đã để Po Klong Garai tại chỗ đá chẻ rồi trở về nhà báo cho mẹ biết, cùng mang cơm và nước cho bạn.

Khi Poklong Chanh trở lại cùng nhiều người thì thấy một con Rồng đang liếm khắp châu thân Pô Klong Garai và bạn mình đã mất hết phong hủi ghê tởm, trở nên đẹp đẽ lạ thường.

Chợt tỉnh dậy thấy Po Klong Chanh trước mặt, Po Klong Garai có ý hờn trách bạn tại sao lại bỏ đi để Pô Klong Garai một mình giữa rừng trong khi bị bệnh.

Po Klong Chanh thấy cảnh tượng biết bạn mình thật là chánh vì vương chớ không phải người thường, nên đã dâng cơm trầu và nước cho Po Klong Garai dùng trước. Tuy nhiên, Poklong Garai không chịu cho Po Klonh Chanh gọi mình là lãnh chúa mà chỉ muốn được gọi là em như trước rồi cả hai cùng nhau ăn uống.

Vua Po Klong Garai trị vì Champa & những công lao ghi trong sử sách

Vua Po Klong Garai trị vì Champa & những công lao ghi trong sử sách
Vua Po Klong Garai trị vì Champa & những công lao ghi trong sử sách

Một ngày kia, nhớ tới vụ con bò và người trẻ tuổi bị phong hủi chăn bò, vị Thầy Cả Chiêm Tinh bèn mang lễ vật đến nhà trao tặng ông bà Kwơk và Pang để kết thân. Po Klong Garai đã nhận cô con gái của vị Chiêm Tinh gia kia làm vợ. Toàn thể Vương Quốc vui rộn lên, người ta tổ chức săn thú và dân chúng đã vui say, ăn uống với những thức ăn săn được.

Các bạch tượng lấy vòi đập lên nền đất, kêu ầm ĩ. Tại Ea Ru, một con bạch tượng đặt Po Klong Garai trên lưng, cùng một đoàn voi lên đường đến Sri Ba-nưi và Po Klong Garai đã đóng đô tại đây.

Tục truyền rằng, Po Klong Garai đã dùng xảo thuật thắng được một cuộc thách đố với Yang Ba-Kran, trong việc biểu dương lực lượng hoàn tất xây dựng đền tháp khiến Yang Ba-Kran (người Khmer) phải đem quân binh ra khỏi vùng của Po Klong Garai.

Có một buổi trưa, Po Klong Garai làm một cái bè chuối thả xuống nước, chiếc bè ấy nổi lềnh bềnh rồi trôi ngược dòng sông lênh cách chỗ thả hai dặm, rồi ngừng lại. Pô Klong Garai đã chỉ ngay địa điểm ấy và ra lệnh khởi công việc đào kinh, mang thịnh vượng lại cho xứ sở.

Có hai con kinh, một giao cho đàn bà, một giao cho đàn ông. Hai con kinh này tồn tại đến ngày nay, cách ngôi đền Po Klong Garai ở Phan Rang lối hai dặm đường. Một con kinh đào theo đường thẳng bị bỏ dở không dùng được, còn một con kinh khác đào theo đường cong như con rồng uốn khúc đã tưới nước cho một vùng trồng trọt.

Người ta nói con kinh bỏ dở là con kinh của bọn đàn ông đào, vì lẽ trong khi đào, bọn đàn ông mê gái, chềnh mảng đã kéo nhau đến tán tỉnh trêu ghẹo các cô nên không làm đến đâu cả!

Theo một số tài  liệu chữa Chàm chép tay khác, Po Klong Garai trước khi lên ngôi tên Ja Tha-Nưng, lên ngôi năm Ngọ và trị vì được 55 năm.

Theo tục truyền, Po Klong Garai đã dạy người Chàm đắp đập và lấy nước tới ruộng,  để sau cùng thăng thiên thành một vị Thần linh che chở người dân Chàm cho đến ngày nay.

Một người bạn, đồng thời cũng là quan cận thần của Pô Klong Garai là Po Klong Ka-Sêt hay Klong Ka-Sat được thần linh hóa, nhưng vị này nguyên “sinh từ làn khói, hơi nước”, đã sống không vợ, không con, không cha, không mẹ, không nhà cửa chỉ cả nên dân Chàm thường thờ vị này trong rừng, dưới những tàn cây râm mái.

Nguồn: “Lược sử Dân tộc Chàm”, Bohamide & Dorohiem.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *