Khamphaninhthuan.com – Chiều nay (ngày 26/4), tại Lăng Thần Nam Hải thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội Cầu Ngư 2018 đã chính thức diễn ra trong sự hân hoan, chờ đợi của hàng ngàn người. Nơi không gian nhộn nhịp, bà con ngư dân và du khách đã tận mắt chứng kiến những nghi thức trang nghiêm đầy trang trọng. Trong đó, tiết mục múa Náp hay còn gọi là múa Siêu đã làm nhiều người mê mẩn với những pha trình diễn đẹp mắt, điêu luyện.

Bằng công nhận di sản múa Náp của tỉnh Ninh Thuận (Ảnh Kafin)
Bằng công nhận di sản múa Náp của tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: Kafin)

Loại hình trình diễn múa Náp (Múa Siêu)

Được biết đến như một di sản văn hóa dân gian của cư dân vùng biển. Múa Náp từ lâu đã trở thành một loại hình biểu diễn đầy sống động trong các dịp lễ hội. 

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Năm nay, sau ba năm chờ đợi. Trong niềm hân hoan, háo hức của bà con ngư dân làng biển Mỹ Tân nói riêng và quý du khách đến từ nhiều nơi nói chung. Loại hình biểu diễn này đã được đón nhận như một điều đã đầy cuốn hút.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Theo anh Nguyễn Hữu Hà, đội trưởng đội múa Náp của làng biển Mỹ Tân, xã Thanh Hải. Múa Náp còn có tên gọi khác là múa Siêu. Siêu là một loại đao lớn thường được các dũng tướng ngày xưa sử dụng trong giao chiến, trận mạc.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Khi nói đến Siêu (đại đao) đồng nghĩa là đang nhắc đến hình ảnh của ngài Quan Thánh (Quan Công); một dũng tướng thời nhà Hậu Hán bên Trung Quốc. Bởi lẽ, khi tôn sùng và thờ bái trong phong tục, ngư dân vùng biển đã thể hóa được hình ảnh ông Nam Hải với ngài Quan Công (Quan Thánh) là một. Vậy nên, việc tế ông Nam Hải cũng là tế ngài Quan Thánh.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Ban đầu, múa Náp chỉ được sáng lập ra để phục vụ đưa đám chết, múa đình, múa miễu và trình diễn trong những nghi thức cúng tế trong phong tục ngư dân vùng biển. Tuy nhiên, về sau múa Náp đã được sử dụng nhiều vào các nghi thức tế thần và dần trở thành một trong nhiều điều cực kì quan trọng không thể thiếu trong lễ hội Nghinh Ông.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Cũng như những loại hình trình diễn khác. Múa Náp rất được chú trọng về trang phục, bài vở và có sự ăn ý nhất định giữa người chỉ huy và người thành viên trình diễn.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Một đội múa Náp thông thường sẽ gồm 11 người (1 đội trưởng, 10 đội viên). Mười một người này sẽ sử dụng trang phục mão, áo, quần, song de, giầy, cũng và Náp. Đặc biệt là phải thuộc nhuần nhuyễn 22 gồm bái tổ, ba thoi, đá đầu, sỹ vàng, xắp mặt, sắp lưng, tiếp, ba thoi tiếp, xoắn, nhảy ngựa, trì trên, trì dưới, giàn thủ công, bản đuổi, …

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Cũng theo anh Nguyễn Hữu Hà: trước khi trình diễn những bài võ trong màn múa Náp, người múa phải thật sự nghiêm túc và luôn có tinh thần cao. Quan trọng là trước lúc trình diễn, tất cả thành viên trong đội phải luôn giữ mình sạch sẽ và đầy tỉnh táo. Điều này sẽ được người đội trưởng kiểm tra, quan sát trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Thường màn trình diễn múa Náp trong lễ hội Nghinh Ông Nam Hải làng biển Mỹ Tân sẽ được thực hiện trong các nghi thức cúng Tiền Hiền, nghi thức Nghinh Ông tại lăng và Nghinh Ông ngoài biển. Đây là ba nghi thức sử dụng màn trình diễn múa Náp với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chung quy mục đích vẫn là múa cho thần coi và nêu lên tinh thần mạnh mẽ, bất khuất trong công cuộc chống giặc giữ bình yên.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Bên cạnh những điều trên, múa Náp còn là một nghệ thuật trình diễn để thu hút sự trò mò của nhiều người. Nói đúng hơn đây là điều kiện cần và đủ để tạo nên tính sinh động cho lễ hội.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong những nghi thức của cư dân vùng biển Mỹ Tân khoảng 40 năm. Thế nhưng, sự ra đời của múa Náp đã có từ lâu đời. Bằng chứng là có rất nhiều làng biển trên dải đất miền Trung đang lưu giữ loại hình này.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Và năm nay, khi tham gia lễ hội Nghinh Ông Nam Hải tại làng biển Mỹ Tân tỉnh Ninh Thuận. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những dũng sỹ đất Việt bất khuất kiên cường đang đi từng đường siêu thế võ trong từng không gian, khung cảnh.

Ảnh: Phùng Thế Vinh
Ảnh: Phùng Thế Vinh

Blogger Kafin

Ảnh: Phùng Thế Vinh

Nhật ký du lịch “Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải 2018 tại làng biển Mỹ Tân – tỉnh Ninh Thuận”

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *