Một trong những điều tạo nên dấu ấn đậm nét của người Chăm Việt Nam nói chung và người Chăm Phan Rang nói riêng chính là “Văn hóa”. Văn hóa của cuộc sống, văn hóa của con người, văn hóa của những tập quán, tập tục được lưu trong miền ký ức, được in trên dòng thời gian, và được thể hiện qua những lễ hội truyền thống của dân tộc. …

Văn hóa người Chăm là thế, có rất nhiều và rất nhiều điều để nói. Và bạn đã một lần được xem, được nghe, được văn hóa của họ? Nếu chưa, Khamphaninhthuan.com xin mời bạn cùng tìm hiểu đôi nét văn hóa người Chăm Phan Rang qua những tấm ảnh quý được chụp cách đây vài chục năm.

Hai bức hình này được chụp vào đầu thế Kỷ XIX, khi toàn quyền Đông Dương Pháp chính thức ban quyết định thành lập tỉnh Phan Rang (tiền thân tỉnh Ninh Thuận ngày nay) vào ngày 20 tháng 5 năm 1901 (Theo nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử”).

Khoảng đầu thế kỷ XX này, nét sinh hoạt của người Chăm và người Kinh đã có sự hòa hợp. Họ cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau trao đổi hàng hóa, mua bán ở những ngôi chợ huyện có nhiều dân cư sinh sống.

Cũng qua hai bức hình ta có thể thấy rõ, người Chăm lúc này rất coi trọng nét văn hóa của mình. Điều này thể hiện qua trang phục họ mặc với chiếc áo dài truyền thống, khăn quấn đầu và đi chân đất. Đây là nét tập tập tục trong sinh hoạt rất đáng trân quý mà đến nay họ vẫn còn lưu giữ.

Bức ảnh này được chụp vào năm 1930 trong một ngày hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm. Trong ảnh là đối múa đang uyển chuyển với những điệu múa vạt truyền thống và xung quanh là cảnh người tham gia hội rất đông.

Cuộc trò chuyện của 2 thiếu nữ Chăm (Ảnh: manhhai/flickr.)
Cuộc trò chuyện của 2 thiếu nữ Chăm (Ảnh: manhhai/flickr.)

Bức ảnh được chụp vào năm 1945. Trong ảnh là hai thiếu nữ đang trò chuyện giữa trời trưa nắng và trên mình chính là bộ trang phục truyền thống với áo dài, khăn quấn xõa ngang vai, ngực đeo trang sức.

Một phụ nữ Chăm đội vật phẩm trên đầu (Ảnh: manhhai/flickr.)
Một phụ nữ Chăm đội vật phẩm trên đầu (Ảnh: manhhai/flickr.)

Chân dung một phụ nữ Chăm Bàlamôn đang đội vật phẩm trên đầu được mua trong phiên chợ làng. Bức ảnh được chụp vào năm 1950.

Bức ảnh này được chụp vào năm 1967. Trong hình là hai phụ nữ Chăm với bộ trang phục truyền thống, tuy nhiên nhìn kỹ thì trang phục truyền thống lúc này đã có sự cách tân theo trang phục áo dài của Việt Nam.

Bức ảnh này cũng được chụp vào năm 1967. Trong hình là cảnh các phụ nữ Chăm và Kinh đang bê vác hàng hóa từ xe chở hàng về kho lưu trữ.

Bức ảnh này được chụp vào năm 1969 tại Phan Rang. Trong hình là người phụ nữ Chăm trong trang phục truyền thống, đầu đang đội thúng đựng các vật phẩm và rảo bước một cách điêu liệu trên đường.

Cả ba bức ảnh trên đều được chụp vào năm 1983 tại làng Chăm Chung Mỹ, thị trấn Phước Dinh, huyện Ninh Phước. Trong ảnh diễn tả một buổi sinh hoạt văn hóa, với các tiết phẩm văn nghệ như múa trống, múa quạt, múa giao duyên với nhau giữa nam và nữ.

Người phụ nữ Chăm ẵm đứa con đứng bên sản phẩm gốm Bàu Trúc (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Người phụ nữ Chăm ẵm đứa con đứng bên sản phẩm gốm Bàu Trúc (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)

Bức ảnh này được chụp vào năm 1983 tại làng gốm Chăm Bàu Trúc. Trong ảnh là một người mẹ đang bồng đứa con giữa những sản phẩm truyền thống mà bao đời này phụ nữ Chăm vẫn làm.

Người phụ nữ Chăm với nghề làm gốm không dùng bàn xoay ( Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Người phụ nữ Chăm với nghề làm gốm không dùng bàn xoay ( Ảnh: Nguyễn Văn Kự)

Bức ảnh này cũng được chụp vào năm 1983 tại làng gốm Chăm Bàu Trúc. Có thể nói, cuộc đời của người phụ nữ Chăm làng Bàu Trúc gắn liền với nghề truyền thống của dân tộc. Họ thấy gốm, vui đùa với gốm, đến tuổi mới lớn thì tập tành làm gốm và cứ thế họ gắn liền với gốm đến suốt đời.

Cảnh nung gốm truyền thống tại làng gốm Bàu Trúc Mỹ Nghiệp. Bức ảnh này cũng được chụp vào năm 1983.

Nụ cười duyên dáng của cô gái Chăm làng Bàu Trúc. Tuy đơn giản mà mặn mà. Nhìn bình thường mà cuốn hút.

Hai người phụ nữ Chăm đứng tạo dáng bên gốc cây (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Hai người phụ nữ Chăm đứng tạo dáng bên gốc cây (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)

Bao đời nay, màu trắng luôn là màu chủ đạo trong bộ trang phục truyền thống của người Chăm. Và đây là một minh chứng rất rõ. Ảnh được chụp vào năm 1983 tại làng gốm Bàu Trúc.

Chân dung Cụ Đổng San, một vị chức sắc Chăm Bàlamôn ở Bàu Trúc. Bức ảnh được chụp năm 1983.

Nét đẹp duyên của phụ nữ Chăm ở thôn Phú Nhuận (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Nét đẹp duyên của phụ nữ Chăm ở thôn Phú Nhuận (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Nét đẹp chân quê của phụ nữ Chăm Phan Rang (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)
Nét đẹp chân quê của phụ nữ Chăm Phan Rang (Ảnh: Nguyễn Văn Kự)

Hai bức ảnh trên được chụp vào năm 1983 tại làng Chăm Phú Nhuận. Trong ảnh là thể hiện cho vẻ đẹp thùy mị, nụ cười duyên dáng của phụ nữ Chăm khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Song cùng với nghề làm gốm truyền thống Chăm làng Bàu Trúc. Nghề dệt thổ cẩm Chăm làng Mỹ Nghiệp là hai nghề lâu đời nhất hiện nay. Cũng như nghề làm gốm làng Bàu Trúc, người phụ nữ làng Mỹ Nghiệp khi sinh ra đã gắn bó cuộc đời mình với nghề dệt thổ cẩm bao đời.

Các cô gái Chăm với điệu múa quạt truyền thống, ảnh chụp tại Mỹ Nghiệp năm 1983. Với họ, âm nhạc là thứ không thể tách rời trong cuộc sống tinh thần, và đây cũng là điều tạo nên nét độc đáo trên nền văn hóa bản sắc của họ.

Trên đây là những tấm ảnh quý được chụp từ nhiều thời gian khác nhau, từ đầu thế kỷ XX đến năm 1983. Mỗi bức ảnh mang một hình thái, giá trị riêng về cuộc sống lao động hàng ngày. Tuy nhiên, chung quy lại vẫn là sự thể hiện cho nét đẹp văn hóa của người Chăm Phan Rang xưa. Mặc dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhưng với lòng kính trọng và trách nhiệm với tổ tiên, dân tộc. Người Chăm Phan Rang đã tiếp thu, lưu giữ và phát triển nét văn hóa này một cách rất đặc sắc và chuyên biệt.

Thay mặt ban quản trị website Khamphaninhthuan.com, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tác giả Nguyễn Văn Kự và nhiều tác giả khác, là chủ nhân đã chụp những bức ảnh này. Cảm ơn anh Hồ Thái Kỳ (Facebook Hồ Thái Kỳ), chị Yến Mỹ (Facebook Yến Mỹ) đã đăng và share ảnh lên facebook để ban quản trị có thêm hình ảnh, tư liệu quý hoàn thành bài viết.

Để bài viết thêm phần hoàn hảo, ban quản trị website mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đọc giả, quý anh chị, nhằm đưa đến cho đọc giả khắp nơi đang xem thông tin trên Khamphaninhthuan.com biết thêm nhiều điều hay, mới về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm tại Phan Rang – Ninh Thuận.

Nhật ký hành trình miền đất nắng

Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Kự và manhhai/flickr.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *