“Nguồn gốc tên họ người Chăm xưa & nay” là đề tài không mới cũng chẳng cũ khi đề cập. Nói đúng hơn, với những ai là người có hứng thú, có đam mê, thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Chăm thì đây là điều luôn tạo một sức hút đặc biệt. Vậy, với những người không có hứng, không đam mê, không yêu thích văn hóa, lịch sử Chăm thì sao?

Thật khó để có câu trả lời trọn vẹn, vì nó phụ thuộc vào quá nhiều  điều. Thế nhưng, phải công nhận một điều rằng: “Ngày nay, khi nhắc đến những gì thuộc về văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm. Nhất là khi nói đến văn hóa, lịch sử người Chăm tại Phan Rang (kinh đô của vương quốc Champa-Panduranga xưa) thì ít nhiều cũng gây nên sự chú ý, cuốn hút theo chiều hướng tích cực.

Chính vì điều này, với mong muốn giúp quý độc giả hiểu hơn về nguồn gốc tên họ của người Chăm xưa & nay nói chung cũng như nguồn gốc tên họ  của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng. Thông qua cuốn “VĂN HÓA CHĂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH” của tác giả Sakaya (Trương Văn Món), Khám phá Ninh Thuận xin được trích dẫn để giới thiệu những điều này.

Vì nội dung tương đối dài dài và có nhiều chi tiết hấp dẫn, đáng chú ý, quan tâm. Do đó, Khám phá Ninh Thuận trách bài viết thành 2 phần gồm: “Phần 1: Tên họ của các vị vua Chăm xưa” và “Phần 2: Tên họ của người Chăm thường”.

Phần 1: Tên họ của các vị vua Chăm xưa.

Vài ghi chép về tên họ người Chăm của nhà nghiên cứu Inrasara 

Vài ghi chép về tên họ người Chăm của nhà nghiên cứu Inrasara 
Vài ghi chép về tên họ người Chăm của nhà nghiên cứu Inrasara

Trong bài viết: “Bàn về họ của Chăm” trong Tagalau 6, Inrasara viết rằng: “Họ xưa của các vua Chăm gồm có:  INDRA / Indravarman, JAYA/ Jaya Sinhavarma [<Sinhavarman], CRI/ Cri Satyavarmn, MAHA/Maha Vijaya, RUDRA/ Rudravarman, PUDRA/ Pudravarman…”.  

Hôm nay các họ này vẫn còn một số người sử dụng: INRA/Patra (biến thái của Indra): nhân vật chính trong Akayet Inra Patra. Jaya Mrang, Jaya Panrang, Inrasara, Pudradang…

Các họ này thường phiên âm tiếng Hán thành:

  • Chế(có lẽ do Cri): Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga, …
  • Hôm nay ta có Chế Quốc Minh, Chế Lan Viên,…

Không biết căn cứ vào tư liệu nào tác giả Inrasara cho rằng vua Chăm có những họ như trên? Vậy vua Chăm có họ như Inrasara viết không? Chúng ta hãy xem xét lại các tư liệu sau:

Chúng ta biết rằng, vương quốc Champa mất đi không để lại môt gia phả cụ thể nào cho hêu duệ nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên hiện nay, về cơ bản, tên và biệt hiệu của vua chúa Chăm vẫn còn lưu lại trên một số nguồn tư liệu có thể giúp chúng ta xác định được điều này. 

Chẳng hạn như: tài liệu bia ký còn nằm rải rác ở các đền tháp dọc miền Trung Việt Nam; tư liệu chữ Chăm đang lưu giữ ở làng Chăm và một phần tư liệu Hoàng gia Chăm hiện đại đang lưu giữ tại Pháp và Mã Lai.

Những ghi chép cụ thể trên bia ký: từ bia Võ Cạnh (TK II) – bia Biên Hòa (TK XIV)

Những ghi chép cụ thể trên bia ký: từ bia Võ Cạnh (TK II) - bia Biên Hòa (TK XIV)
Những ghi chép cụ thể trên bia ký: từ bia Võ Cạnh (TK II) – bia Biên Hòa (TK XIV)

Căn cứ vào một vài bia ký Chăm từ thế kỷ II (bia Võ Cạnh) và đến bia cuối cùng thế kỷ XIV (bia Biên Hòa) bằng Phạn – Chăm chúng ta có thể biết một số tên và niên hiệu của các vị vua Chăm. Ví dụ bia Batau Tablah ghi: “drn [<drâng] raja nam Sri Jaya Sinhavarmadeva (…) saka 1171”. Dịch là: Lên ngôi vua tên (niên hiệu) la Sri Jaya Sinhavarmadeva (…) vào năm 1171 saka.

  • Chú thích: Drâng: thành, trở thành; raja: vua; nama: tên; Sir: sáng ngời; Java: thắng lợi; Sinha: sư tử; varman: danh hiệu cho vua mới lên ngôi; dewa: nam thần; saka: lịch pháp). 

Tương tự như vậy, dựa vào nhiều nguồn bia ký khác chúng ta biết các vua Chăm thường có tên và biệt hiệu phổ biến như sau: 

  • Sri Jaya Sinyavarmandeva
  • Sri Sunyavarmandeva
  • Jaya Sinhavarman III
  • Indravarman
  • Rudravarman
  • Maha Vijaya

Vậy chúng ta thử phân tích tên các vị vua Chăm thời kỳ này có mang “họ” không?

  • Sri Jaya Sinhavarman dewa = Sri: sáng ngời + Sinha: sư tử + varman: cấp vị dùng cho các vua mới lên ngôi + deva: nam thần.
  • Sri Suryavarmandeva = Sri: sáng ngời + Surya: thần mặt trời + varman: cấp vị dùng cho các vua mới lên ngôi + deva: nam thần.
  • Jaya Sinhavarman III = Jaya: chiến thắng + Sinha: sư tử + varman: cấp vị dùng cho các vua mới lên ngôi + III: số lần nối ngôi của dòng họ này.
  • Indravarman = Indra thần + varman: cấp vị dùng cho các vua mới lên ngôi.
  • Rudravarman = Rndra: chim thần + varman: cấp vị dành cho các vua mới lên ngôi.
  • Maha Vijaya = Maha: vĩ đại + Vijaya: chiến thắng.

Xét trên nhiều nguồn bia ký và sử liệu, ta biết rằng: Tất cả vua Champa đều có tên gọi bình thường khi sinh ra và khi lên ngôi vua, ong6 ta mới chọn niên hiệu riêng cho mình, chứ không có họ. ví dụ:

  • Hoàng tử tên là Sri Vidryanandana sinh ở vùng Rumpraukvijaya, một khi thắng trận tự xưng cua Panduranga vào năm 1190, lấy tên niên hiệu là Sri Suryavarmadeva.
  • Hoàng tử tên là Rasupati lên ngôi vua Champa ở Vijaya vào năm 1991, lấy tên niên hiệu là Jaya Indravarman (V).

Như vậy, xem xét tên các vị vua Chăm nêu trên không có một từ, hay gốc Chăm nào là mang “họ vua” mà chỉ la mang tên và biệt hiệu của vua – thần Chăm thôi.

Tên gọi của các vị Vua Chăm sau khi thành Đồ Bàn thất thủ năm 1471

Tên gọi của các vị Vua Chăm sau khi thành Đồ Bàn thất thủ năm 1471
Tên gọi của các vị Vua Chăm sau khi thành Đồ Bàn thất thủ năm 1471

Ngoài tên vua Chăm trên bia ký bằng tiếng Phạn ngữ nêu trên, sau thế kỷ XV (1471 Vijaya thất thủ) vương quốc Champa chấm dứt ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ Mã Lai và thời điểm này chưa tìm thấy một tên vua Chăm nào ghi tên bia ký bằng Phạn ngữ nửa (bia Biên Hòa thế kỷ XV là bia cuối cùng). 

Thời kỳ này biệt hiệu Po thường gắn với tên vua cụ thể bằng tiếng Chăm và có một số vua còn mang tên hiệu người Mã Lai là phổ biến. Điều này được ghi lại trong văn bản Chăm bằng chữ Chăm Akhar Thrah. Chẳng hạn các vị vua tiêu biểu sau:

  • Po Klaong Garai (Po Permata)
  • Po Romé (Po Cahya)
  • Po Rayak (Po Ku Ramat Tituk)

Vậy chúng ta thử phân tích hệ thống vị vua này có vị vua nào có họ không? 

  • Po Klaong Garai = Po: biệt hiệu vua thần + Klaong [<caong]: tháp tùng +Garai: tồng.
  • Po Permata = Po + permata (gốc từ Mã Lai): đá quý
  • Po Romé = Po + Rome/ramé (?).
  • Po Cahya3 = Po Cahya (gốc từ Mã Lai): hào quang, rực sáng.
  • Po Rayak = Po Rayak: sóng biển
  • Po Ku Ramat Tituk = Po ku: vua +Ramar [<Karamat] (gốc từ Ả Rập): linh thiêng, thần thánh; Tiuk [<datok] (Mã Lai): ngài. 

Cũng như vua Chăm ảnh hưởng Ấn Độ ghi trên bia ký, vua Chăm thời kỳ này sinh ra chỉ có tên, khi lên làm vua mang biệt hiệu riêng và khi viếng thăm Makah (Mã Lai) lại mang tên Mã Lai, ảnh hưởng Hồi giáo và khi chết đi biến thành vị thần mang nhiều trên khác. Điều này còn ghi rõ trong văn bản Chăm. Ví dụ: 

Po Romé thuở thiếu thời mang tên Ja Kathaot, lên làm vua Chăm mang tên Po Romé/Po Ramé, khi viếng thăm Mã Lai (Makah) mang Po Cahya. Và khi chết biến thành thần linh được thờ cúng bởi nhiều tên và biệt hiệu khác như: Po Romé, Po Cahya, Po Gahlau, Cei Sit.

Po Rayak thuở thiếu thời mang tên là Ja Ieh Wa, lớn lên trở thành vị tướng thời vua Po Romé mang tên Po Rayak khi đi học Mã Lai mang tên Po Ku Ramat Ticuk và chết đi biến thành thần linh được thờ cúng với nhiều tên khác nhau như: Po Rayak, Po Ku Ramat Ticuk, Cei Praong.

Như vậy trong các vị vua trên không có một từ, hay gốc từ Chăm nào là mang họ mà chỉ là mang tên và biệt hiệu của vua thần Chăm mà thôi.

Rõ ràng xét hệ thống tên vua trên, chúng ta tạm thời biết tên và biệt hiệu của các vua Chăm trên bia ký trước thế kỷ XV thường là một tên riêng gắn liền với biệt hiệu có nguồn gốc Ấn Độ như Indra (thần), Rudra (chim thần), Jaya (thắng lợi), Sri/Cri (sáng ngời), Maha (vĩ đại). 

Và sau thế kỷ XV, đặc biệt vua, tướng, thần ở vùng Panduranga thường mang biệt hiệu Po (vua, thần) gắn với một số tên Chăm và Mã Lai, ảnh hưởng Hồi giáo, chứ vua Chăm không hề có họ như Insarasa viết.

Điều này không có gì ngạc nhiên, vì trên thế giới này chỉ có hai nền văn minh có sử dụng tên và họ trong hệ thống tổ chức gia đình, đó là nền văn minh Trung Quốc và Âu Châu. 

Tên gọi của các Vua Chăm sau thế kỷ XV: Những ảnh hưởng từ tên thành Hồi Giáo

Tên gọi của các Vua Chăm sau thế kỷ XV: Những ảnh hưởng từ tên thành Hồi Giáo
Tên gọi của các Vua Chăm sau thế kỷ XV: Những ảnh hưởng từ tên thành Hồi Giáo

Riêng về Champa cũng như tất các quốc gia ở Đông Nam Á như Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia, v.v… cũng như thế giới Hồ giáo thì gia đình vua chúa hay dân thường chỉ có tên thường (Ja Kathaot, Ja Eih Wa), khi lên làm vua làm tướng thì mang tên thần (Po, Inda), tên thánh (Ali, Fatimah), chứ không bao giờ có họ. 

Trường hợp trên của người Hồi giáo thường dùng hiện nay như Ali, Ibrahim, Fatimah là tên thánh chứ không phải là họ của người Islam như Insarasa viết. 

Điều này còn được xác nhận bởi Nguyễn Luận và Phan Xuân Biên viết lại như sau: “Ngươi Islam không có tục đặt họ, mà chỉ có lựa tên mà thôi. Những người như Châu Sanh, Mạch Ly, Danh Sô, v.v.. Thực ra không phải họ Châu, Mạch, Danh mà do những tên thánh Hosen, Mahli, Tonso được phiên âm hoặc biến âm mà thành”.

Nói chung không riêng gì người Chăm mà đa số các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam từ vua đến bình dân đều không có họ. Điều này được xác định qua cổ sử Việt Nam, cụ thể trong cuốn Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Minh Mệnh Chính Yếu còn ghi lại chỉ dụ của vua minh Mệnh (Mạng) như sau:

“Thổ – ty ở cùng Cam – lộ, vẫn mang nặng tục Mường Mọi. Dân ở đấy chưa có tên họ hàng [Nguyễn, Lê, Trần, Bùi, Đinh…] minh bạch. Trẫm thấy rằng: chỉnh đốn phong tục, cần phải đúng lúc và giáo hóa của vương giả không phân biệt loài giống [tờ lla]. 

Nya nhân dân ở đó đã chịu giáo hóa của ta, đã ăn bận như ta, mà để họ sống mãi trong tình trạng mỗi người chỉ mang một cái tên trần tuồng không có họ hàng gì cả. Như thế đâu hải là ý niệm “xem mọi người cùng một chữ nhân” (nhất nhị đồng nhân) của trẫm. Vậy nay cho phép họ được phép đặt tên họ”.

Chú giải dịch giả sách này còn giải thích thêm cho đoạn trên như sau:

“Ngày xưa cũng như bây giờ, người thiểu số ở vùng thượng du chỉ có tên mà không có họ. Cho đến khi những vùng này được xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam [tờ lla] như dưới triều vua Minh Mệnh {Mạng} chẳng hạn, thì mới đặt họ theo phong tục Việt Nam như các họ: Lang, Sầm, Thạch – Lịnh, Sơn – cốc…”.

Căn cứ vào toàn bộ những nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi kết luận vua chúa Chăm không có họ như người Trung Hoa và người Việt (Kinh) mà chỉ có tên và biệt hiệu theo kiểu Ấn Độ và Mã Lai.

Nguồn: “Văn hóa Chăm – Nghiên cứu và phê bình”, Sakaya (Trương Văn Món), Nxb Phụ Nữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *