Ninh Thuận có những nhân vật nào nổi tiếng là câu hỏi được nhiều người đề cập khi đi du lịch tại đây. Vậy, Ninh Thuận có những nhân vật nào nổi tiếng được nhiều người biết đến, tìm hiểu. Để trả lời câu hỏi này, bài dưới dưới đây Khamphaninhthuan.com sẽ đề cập đến 9 nhân vật nổi tiếng của vùng đất Ninh Thuận.

#1. Nhà yêu nước, quan triều Nguyễn Phan Cư Chánh

Nhà yêu nước Phan Cư Chánh được biết đến là quan yêu nước triều nguyễn dưới thời vua Thiệu Trị. Tổ bốn đời của ông là người Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam, rồi định cư tại nơi ấy. Năm 1841, ông đỗ cử nhân và bổ nhiệm làm quan Tri Huyện Tân Thạnh trực thuộc Gia Định, về sau, khi xảy ra việc tranh tụng, ông bị cách chức.

Vào thời vua Tự Đức thứ 14 (1861), quân Pháp đánh hạ đại đồn Chí Hòa. Lúc bấy giờ, Phan Cư Chánh đã chiêu mộ được hơn nghìn nghĩa quân, liền mang hết vào Nam để cùng với Phó lãnh binh Trương Định tổ chức kháng chiến. Tuy nhiên, trước vũ khí mạnh của đối phương, ít lâu sau, Trương Định phải dẫn quân lui về Gò Công, còn Phan Cư Chánh cũng phải cho quân rút về Giao Loan lập chiến khu.

Sau khi triều đình Huế ký kết Hòa ước Nhâm Tuất với Pháp vào tháng 6 năm 1862. Phan Cư Chánh được điều về giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Thị giảng học sĩ, Thị Lang Bộ Hộ, Khánh Hòa Đền Nông Sứ… Cả cuộc đời ông cống hiến hết mình cho nhân dân và triều đình Huế. Cuộc đời làm quan của ông duy trì đến đời vua Kiến Phúc (1884), thế nhưng, vì tuổi già nên Phan Cư Chánh xin về nghỉ rồi mất ở tuổi 71.

#2. Nhà thơ, phi tần vua Tự Đức Nguyễn Thị Bích

Tiệp dư Nguyễn Thị Bích [Ảnh: minh họa]
Tiệp dư Nguyễn Thị Bích [Ảnh: minh họa]
Nguyễn Thị Bích (1830-1909), còn được gọi là Nguyễn Nhược Thị Bích hay Nguyễn Nhược Thị, tự Lang Hoàn, là tác giả bài Hạnh Thục ca trong văn học Việt Nam. Bà sinh tại làng Đông Giang, huyện An Phước, đạo Ninh Thuận, là con gái thứ tư của Nguyễn Nhược Sơn (nguyên là Bố chính tỉnh Thanh Hóa) và bà Thục nhân họ Nguyễn.

Nguyễn Thị Bích được biết đến là một cung tần có tài danh, đức độ có sức ảnh hưởng lớn trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Sự ảnh hưởng này thể hiện qua tài sắc vẹn tròn khi được Hoàng Hậu Từ Dũ ba lần sắc phong Tài nhân (1850), Mỹ nhân (1860) rồi Quý nhân. Đặc biệt là sắc phong “Tam giai Lễ tần” vào thời vua Thành Thái năm thứ 14 (1892).

Bên cạnh việc hết lòng hầu hạ cho các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Phi Tần Nguyễn Thị Bích còn làm nhiều người nể phục với tài văn chương của mình, một trong những điều đó phải kể đến Loan dư Hạnh thục quốc âm ca (còn gọi là Hạnh thục ca) bằng chữ Nôm, dài 1036 câu theo thể thơ lục bát. Đây là bài kể lại việc chạy loạn của bà và hoàng tộc triều Nguyễn.

#3. Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân Pinăng Tắc

Anh hùng Pi Năng Tắc
Anh hùng Pi Năng Tắc

Được sinh ra tại một vùng núi rừng thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Pinăng Tắc, cha đẻ của bẫy đá đã làm quân thù khiếp sợ trong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ tại Ninh Thuận. Có thể nói, ông là người chiến sĩ cách mạng kiên trung của đồng bào dân tộc Raglai luôn cùng vai sát cánh với bộ đội đấu tranh và làm nên bao kỳ tích.

Nói về người anh hùng Pi Năng Tắc, thật khó có thể nói hết được. Tuy nhiên, chỉ qua 2 điều về Pinăng Tắc là trong 3 năm từ 1961-1963, chỉ tính riêng gia đình Pinăng Tắc đã vót đ­ược 90.000 cây chông, có đư­ợc 130 dạ bắp (ủng hộ kháng chiến), nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng, vận động 18 thanh niên đi bộ đội, trong đó có 2 người con của ông. 

Đặc biệt là lừng danh với trận đánh trận địa phục kích bằng bẫy đá tiêu diệt hơn 100 tên địch tại Bác Ái vào ngày 10 tháng 8 năm 1961. Pinăng Tắc lại một lần nữa làm cho quân thù phải lạnh mình khi đi càng trên những khu vực đồi núi của Ninh Thuận.

Để công nhận sự cống hiến của ông đối với cách mạng. Ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng nhiều huy chương cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1965.

#4. Trung tướng quân đội, cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu

 

Đệ nhị Việt Nam cộng hòa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Đệ nhị Việt Nam cộng hòa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Có lẽ, trong số những nhân vật nổi tiếng của Tỉnh Ninh Thuận. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sẽ là nhân vật được nhiều người biết đến nhiều nhất. Bởi lẽ, ông là người tài giỏi nhưng đã chọn sai đường khi từ bỏ con đường cách mạng dân chủ. Tuy nhiên, không vì thế mà ta lại phủ nhận tài năng trong binh nghiệp của ông.

Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải này là huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận. Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu là cả một một câu chuyện dài.

Từ khi còn là một trung đội trưởng với quân hàm thiếu úy cho đến lúc được thăng hàm Trung Tướng và giữ chức đệ Nhị Phó Thủ tướng nội các Trần Văn Hương. Đỉnh điểm là tham gia vào cuộc đảo chính Việt Nam đệ nhất Cộng Hòa do Ngô Đình Nhiệm cầm đầu năm 1963. Cuộc đảo chính thành công, ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ (1965 – 1967) và trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ (1967 – 1975).

Sau thất bại của những phòng tuyến quan trọng tại Tây Nguyên năm 1974. Ông âm thầm bỏ lên máy bay ra nước ngoài và giao lại quyền tổng thống cho Dương Văn Minh. Ông mất ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Mĩ.

#5. Ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại Chế Linh

Ca nhạc sĩ hải ngoại Chế Linh
Ca nhạc sĩ hải ngoại Chế Linh

Với lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, chắc hẳn nhạc sĩ Chế Linh sẽ là nhân vật được rất nhiều người biết đến. Bởi lẽ, đây là một ca sĩ, nhạc sĩ dân tộc Chăm tài ba của Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chế Linh, tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước – Ninh Thuận).

Chế Linh nổi danh từ thập niên 60 và được xem như là 1 trong 4 giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu “tứ trụ nhạc vàng” cùng với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường. Không những vậy, ông còn là người nổi tiếng với vẻ tài hoa khi có 4 bà vợ và hơn 10 người con.

Khác với những nhạc sĩ cùng thời với mình, ông là người nhanh chóng chiếm được trái tim khán giả khi có những ca khúc viết về tình yêu người lính Việt Nam cộng hòa trong thời chinh chiến. Bên cạnh đó là những bản tình ca về đôi lứa trong một xã hội đầy khói lửa.

Những bài hát nổi tiếng của Chế Linh với bút danh nhạc sĩ Lưu Trần Lê: Đêm buồn tỉnh lẻ, Bài ca kỷ niệm, Mai lỡ mình xa nhau, Thương hận, Nụ cười chua cay…

#6. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có tên thật là Nguyễn Đình Ánh. Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại Ninh Thuận, là một nhạc sĩ, nhạc công chơi Dương Cầm rất hay thời bấy giờ. 

Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc của ông đã không ít lần gặp trắc trở vì sự thay đổi của xã hội trong những năm thập niên 70, có lúc tưởng chừng phải từ bỏ. Thế nhưng, tình yêu âm nhạc đã giúp ông quay lại đam mê với những tình khúc tuyệt vời như: Ai đưa em về”, “Chia phôi”, “Lời cuối cho em”. Đặc biệt, âm nhạc của ông gắn liền với những cái tên như: Khánh Ly, Elvis Phương, Thái Thanh…

Cuộc đời âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã được vinh danh tại Trung tâm Thúy Nga tổ chức đại nhạc hội trực tiếp thu hình Paris By Night 83 vào ngày 27 tháng 5 năm 2006 với chủ đề Những khúc hát ân tình tại California. Tại đây, 11 ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã được trình bày. 

Không những thế, tối ngày 21 tháng 11 năm 2010, chương trình Con đường âm nhạc tháng 11 vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã diễn ra tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.

Bên cạnh những thành công về sự nghiệp âm nhạc của mình, đời tư của Nguyễn Ánh 9 cũng đôi chút chênh vênh, nhưng cuối cùng thì cũng an lành bên một gia đình hạnh phúc.

Theo như tìm hiểu, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là một tín hữu Công giáo Rôma, ông có tên thánh là Giêrônimô (Jerome). Vợ của ông tên Ngọc Hân – một vũ công ông quen biết trong thời gian làm tại vũ trường Anh Vũ. Vợ chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có với nhau hai con trai là nhạc sĩ Nguyễn Quang và Nguyễn Đình Quang Anh – cả hai đều theo con đường âm nhạc. Ngoài ra, ông còn có một số người con nuôi trong nghề nghiệp như: Hương Giang, Diệu Hiền, Hoàng Quân, Quang Hà, Xuân Phú…

#7. Họa sĩ Đỗ Quang Em

Chân dung hòa sĩ Đỗ Quang Em
Chân dung hòa sĩ Đỗ Quang Em

Đỗ Quang Em được biết đến là một họa sĩ theo phong cách tả thực, với lối vẽ thật kỹ và thật giống thực. Ông được xem là họa sĩ Việt Nam có tác phẩm được bán với giá cao nhất, khi phòng tranh Galerie La Vong ở Hồng Kông bán bức Ấm và tách trà của ông với giá 50.000 USD vào năm 1995.

Với bút họa luôn theo phong cách tả thực, thậm chí từng được gọi là Hyperrealist, tức “vô cùng thực”. Đặc biệt, hai đề tài ông vẽ nhiều nhất là tĩnh vật, thường là chén ấm trà, và chân dung phụ nữ, thường là chân dung vợ ông.

Trong sự nghiệp và cuộc đời của mình, Đỗ Quang Em là người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa nước nhà. Tiêu biểu như: Năm 1966, ông cùng nhiều họa sĩ khác tham gia lập Hội Họa sĩ Trẻ ở Sài Gòn; năm 1971, ông đoạt huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa; năm 1973 và 1974, ông giảng dạy hội họa tại Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.

#8. Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara

Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara
Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay với những công trình nghiên cứu nổi tiếng như: Văn học Chăm I – Khái luận, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 1994, Văn học dân gian Chăm – Ca dao – Tục ngữ, Câu đố, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Sử thi Akayet Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại (tiểu luận)…

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, ông còn là nhà sáng tác và phê bình văn chương với các tác phẩm nổi tiếng như: Tháp nắng (thơ và trường ca) nhà xuất bản Thanh niên 1996, Sinh nhật cây xương rồng (thơ song ngữ Việt – Chăm); Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc 1997; Hành hương em (thơ), Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1999.

Ngoài những điều trên, cuộc đời sự nghiệp của ông còn ấn tượng với nhiều giải thưởng cao quý như

  • Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam (1997- 2003) và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ Tẩy trần tháng Tư) năm 2005 tại Thái Lan.
  • Giải thưởng của Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) với công trình nghiên cứu Văn Học Chăm (tập 1) năm 1995.
  • Nhân vật Văn hóa trong năm do Đài Truyền hình Việt Nam VTV bình chọn năm 2005.
  • Năm 2009, ông được trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh;
  • Năm 2015, ông nhận Giải thưởng của Văn Việt, về Nghiên cứu – phê bình.

#9. Diễn viên Thương Tín

Diễn viên Thương Tín
Diễn viên Thương Tín

Thương Tín tên thật là Bùi Thương Tín (sinh năm 1956) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Đặc biệt, Thương Tín là một trong những diễn viên trước thập niên 90 tham gia nhiều phim truyện nhựa, video nhất Việt Nam (tính đến năm 2015) với hơn 200 phim.

Tuy được biết là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng, Thương Tín được biết trong lĩnh vực điện ảnh hơn là bộ môn sân khấu cải lương. Minh chứng cho điều này, ông tham gia như: vai thiếu tá ác ôn Lưu Kỳ Vọng trong Ván bài lật ngửa, tướng cướp Bạch Hải Đường lỳ lợm trong SBC, Sáu Tâm trong Biệt động Sài Gòn, Tám Thương trong Chiến trường chia nửa vầng trăng. 

Về đời tư, Thương Tín vốn là một nghệ sĩ đào hoa, ông đã có nhiều cuộc tình với nhiều nữ nghệ sĩ. Sau nhiều cuộc tình, ông nên duyên với ca sĩ Mỹ Dung và có một người con trai. 

Sau khi có gia đình, ông theo vợ qua California (Mỹ), nhưng vì không chịu được cuộc sống nhàm chán, nhớ quê nhớ nghề, ông một mình quay về nước cùng con trai để tiếp tục sự nghiệp của mình. Hiện nay, ông đã về hưu và về sống cùng ba mẹ ông tại Phan Rang để chăm sóc 2 ông bà.

Trên đây là 9 nhân vật nổi tiếng của Ninh Thuận được nhiều người biết đến, tìm hiểu qua các thời kỳ. Với thông tin giới thiệu sơ nét về 9 nhân vật này bạn phần nào có thể biết thêm chút ít về cuộc đời và sự nghiệp của 9 nhân vật này. Cảm ơn bạn đã bỏ chút thời gian tìm kiếm, tìm hiểu và đọc thông tin của bài viết về 9 nhân vật này.

One thought on “Những nhân vật nổi tiếng của vùng đất Phan Rang – Ninh Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *