Trải dài trên dải đất hình chữ S, Ninh Thuận từ lâu đã được biết đến là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của nền văn hóa Chăm cổ đại. Một vài tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như lễ hội Kate, lễ Ramưvan, các làng nghề truyền thống như gốm của làng Chăm Bàu Trúc, dệt của làng Chăm Mỹ Nghiệp, … đặc biệt là ba di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt gồm đền tháp Hòa Lai, đền tháP Po Klong Garai và đền tháp Po Rome.
Có thể nói, ba đền tháp Chăm này không chỉ là nơi trưng bày, phô diễn đầy đủ nét tinh hoa của một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao của thời đó. Mà còn là những chứng nhân lịch sử của một vương quốc hùng mạnh,nổi tiếng với việc giao thương, mua bán với các nước phát triển trên thế giới.
Trải qua bao biến thiên lịch sử, đến nay, ba cụm đền tháp vẫn hiên ngang đứng vững giữa trời đất. Vẫn là nơi linh thiêng, giao hòa, kết nối giữa con người và các vị vua có công được nhân dân tôn thờ, hóa thần sau khi mất.
Không những vậy, các đền tháp còn là nơi đóng vai trò quan trọng trong những nghiên cứu đặc biệt về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt là nơi tham quan, tổ chức nhiều lễ hội quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng của người Chăm khắp cả nước nói chung và tại Ninh Thuận nói riêng.
- Xem thêm: Chùm tour Ninh Thuận CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Xem thêm: Dịch vụ xe du lịch tham quan Ninh Thuận & đưa đón sân bay Cam Ranh GIÁ RẺ NHẤT
- Xem thêm: Kinh nghiệm đặt phòng khách sạn Ninh Thuận GIÁ RẺ NHẤT
#1. Đền tháp Hoà Lai – Vẻ đẹp cổ kính hơn nghìn năm tuổi
Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 15km về phía Bắc tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, ngay sát quốc lộ 1A. Đền tháp Hòa Lai là công trình kiến trúc nghệ thuật được người xưa xây dựng đầu tiên tại vùng Paduga – tiểu quốc Panduranga.
Theo ghi chép, đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ IX, với phong cách kiến trúc thuần Hòa Lai – phong cách tiêu biểu của Champa trong khoảng thế kỷ IX – XI.
Công trình là tổng thể ba đền tháp gồm: tháp Bắc, tháp giữa (hay còn gọi là tháp trung tâm) và tháp Nam. Dựa theo sự xây dựng và phân bổ của cụm tháp này, người dân Phan Rang không gọi là đền tháp Hòa Lai, mà thay vào đó là “Ba Tháp”. Tên gọi được gọi theo công trình của ba đền tháp.
Tuy nhiên, trong thời kỳ chống Pháp, ngôi tháp giữa (tháp trung tâm) đã bị phá vỡ để phục vụ công trình nghiên cứu, đồng thời dùng gạch để lót đường quốc lộ 1 bây giờ.
Là đền tháp xuất hiện đầu tiên tại Panduraanga, tuy nhiên, người Chăm ở Panduranga ngày xưa, và người Chăm Phan Rang này không xem đây là đền tháp do ông bà, tổ tiên mình xây. Vốn dĩ như vậy là tại đền tháp này không thờ bất kỳ một vị vua, hay vị thần nào của người Chăm. Do đó, cụm đền tháp này từ lâu đã không được quan tâm tới.Để minh chứng thêm, trong truyền thuyết của người Chăm lưu truyền thì đây là đền tháp do người Khmer xây dựng trong cuộc chiến đấu trí với người Chăm tại Panduranga.
Dẫu là thế, nhưng sự có mặt của đền tháp này đã phần nào nói lên nét tinh túy, huyền bí và độc đáo trong cung cách xây dựng của người xưa. Trải qua 1000 năm, bất kỳ ai khi đến tháp vẫn có thể thấy được nét cổ kính, hiên ngang với nhiều đường tinh xảo và huyền bí trong từng nét gạch.Cụ thể, trong cụm tháp, tháp Bắc thấp hơn Tháp Nam được chạm khắc hoa văn mặt, chim, thú, hoa, lá,… rất riêng biệt. Cửa chính của Tháp Bắc hướng ra Phía đông, các hướng còn lại đều là cửa giả với hình dạng độc đáo được tạo điểm nhấn bằng các ô hình tam giác.
Tháp Giữa đã bị phá để phục vụ cho giao thông ngày trước của người Pháp nên công trình Tháp Giữa giờ đây chỉ còn lại phần nền.Cụm Đền Tháp Hoà Lai không chỉ là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử mà song song với đó là cả một nền văn hoá, văn minh của người dân tộc ChamPa cổ đại.
Năm 1997, Bộ Văn hóa – Thông tin đã cấp bằng công nhận cụm tháp Hòa Lai là di tích lịch sử quốc gia.
#2. Đền tháp Po Klong Garai – Điểm nhấn của phong cách kiến trúc muộn
Một trong những đền tháp Chăm được giới nghiên cứu đánh giá đẹp nhất Việt Nam hiện nay chính là đền tháp Po Klong Garai. Một đền tháp đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, là biểu tượng văn hóa, du lịch của Ninh Thuận.
Được biết, đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) – người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa – vùng Panduranga.
Theo vị trí, đền tháp hiện tọa lạc trên đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, các trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 7km. Để di chuyển đến đây, bạn có thể xuất phát từ ngã 5 Phủ Hà đi theo hướng lên Đà Lạt đường 21/8, chỉ cần qua khỏi điểm cắt nhau giữa đường ray xe lửa và đường nhựa một đoạn nữa sẽ thấy bảng chỉ dẫn.
Khác với lối kiến trúc của đền tháp Hòa Lai, đền tháp Po Llong Garai được xây theo phong cách muộn – nét phong cách tiêu biểu của giai đoạn thế kỷ XII – XIV đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.
Tổng thể kiến trúc gồm ba đền tháp: tháp chính (kalan po) cao 20,5m; tháp cổng (Kalan Pabah mbang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (sang cuh yang apuer).Trong đó, tháp chính có độ cao 20,5 mét, là tâm điểm của cụm tháp Poklong Garai. Điểm nhấn của ngôi tháp chính này chính là nhìn giống hệt như ngọn núi Peru – một ngọn núi thiêng của Ấn giáo ở Ấn Độ.
Do không bị tàn phá bởi bom đạn, nền đền tháp vẫn còn đầy đủ các phù điêu, hoa văn của thần siva, vũ nữ trà kiệu, chim muông, linh vật, … tất cả hội lại tạo nên sự hùng vĩ, linh thiêng của đền tháp.Không những vậy, hai bên trụ đỡ được điêu khắc chữ Champa cổ. Bên trong tháp là tượng bò thần Nadin – vật cưỡi của thần Siva, tượng thờ bán thân vua Po Kong Garai.
Đối diện tháp chính là tháp Cổng cao 8,56m, là công trình được người Chăm xưa xây tỉ mỉ. Cửa tháp thông với nhau theo hai trục Đông và Tây, đối xứng với lối đi thẳng nhìn từ trên xuống. Nằm giữa tháp chính và tháp cổng là tháp lửa cao 9,31m rộng 5 mét. Điểm khác của ngôi tháp này chính mái tháp cong hình lưỡi liềm khá giống với những ngôi nhà rông đặc trưng của người dân tộc. Được biết, đây là nơi để Long Bào và những vật dụng quan trọng cần thiết của vua. Nhiều năm ròng rã trôi qua nhưng Tháp Poklong Garai vẫn giữ nguyên vẹn nét văn hoá truyền thống từ hiện vật cho đến giá trị tâm linh. Đã du lịch Ninh Thuận thì không thể nào bỏ lỡ chốn hồn thiêng này Năm 1979, Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch] đã xếp hạng đền tháp Po Klong Garai là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia. Đến cuối năm 2016 thì đền tháp Po KLong Garai đã trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt.#3. Đền tháp Po Rome – Bản sao không hoàn hảo của đền tháp Po Klong Garai
Po Rome là vị vua đập lập cuối cùng của Champa, trước khi vua Minh Mạng chính thức xóa bỏ bản đồ Champa, sáp nhập vào Việt Nam năm 1832. Tháp Po Rome cũng thế, cũng là đền tháp Chăm cuối cùng do chính những bàn tay tài hoa Chăm hoàn thành.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì tháp Po Rome chính là bản sao không hoàn hảo của đền tháp Po Klong Garai. Tháp hoàn toàn được xây thuần theo phong cách muộn trong khoảng thế kỷ XIII – XVII. Tuy nhiên, vì xây vội nên đền tháp không thể hiện hết nét độc đáo của kiến trúc muộn.
Đền tháp hiện ngự trên hai quả núi thấp của thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 15km về phía Nam.
Tháp là nơi thờ thần Visa và vua Po Rome, vị vua độc lập cuối cùng của Champa như đã nói. Về tổng thể, tháp gồm 2 ngôi tháp chính, tháp phụ và một cái miếu nhỏ.
Cụ thể, tháp chính cao khoảng 8m, là nơi thờ phụng Vua Po Rome và Hoàng Hậu Po Bia Sacan. Điểm nhấn của ngôi tháp này chính là kiến trúc cửa hình vòm đều đặn, mái xây dựng theo cấu trúc 3 tầng tô điểm bởi hình tượng thần Siva và các hoa văn khác, bên góc lối ra vào được trang trí tượng thần bò Nadin như một vị thần canh giữ. Tháp phụ, là nơi thờ Hoàng Hậu Pra Sucil bên cạnh là khu mộ táng của Vua Po Rome. Hai ngọn tháp này được tô điểm bởi những cấu trúc khối và các ô, hốc. Trong mỗi hốc là hình tượng các vị thần trong tư thế chắp tay cầu nguyện. Tuy là công trình kiến trúc nhỏ nhưng giá trị mà Tháp mang lại cực kỳ to lớn và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật. Hiện nay tháp là nơi để Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vào các ngày lễ, tết của mình. Trong đó bốn lễ chính được tổ chức hàng năm là Lễ cầu đạo (Yuer yang) diễn ra vào tháng 4 Chăm lịch; lễ hội Kate (Mbeng Katé) diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch; lễ cúng tưởng nhớ người mẹ Xứ sở (Cambur) được tổ chức vào tháng 9 lịch Chăm và lễ mở cửa tháp (Peh Mbeng Yang) diễn ra vào tháng 11 (Bilan Puis) Chăm lịch.